VIETLAND.JSC - Cư dân an tâm, Đối tác nâng tầm

12 năm chung tay kiến tạo "Dịch vụ ưu việt của những miền đất thuận hòa"

9 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra trong tòa nhà chung cư

9 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra trong tòa nhà chung cư

Khi có cháy, nổ xảy ra trong căn hộ chung cư, tùy từng trường hợp mà bạn phải ứng biến sao cho hợp lý. VIETLAND JSC xin đưa ra 9 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ tại tòa nhà chung cư. Với 9 kỹ năng thoát hiểm quan trọng này, bạn nên trang bị cho toàn bộ người thân, rất hữu ích và có thể cứu mạng của bạn cũng như người thân trong những tình huống nguy cấp.

Kỹ năng 1: Bình tĩnh, nhà có trẻ nhỏ cần tập hợp lại, nghe theo hướng dẫn của người lớn. Việc giữ vững tâm lý của bạn cũng như người thân là rất quan trọng. Trong những tình huống càng khẩn cấp thì càng cần phải giữ bình tĩnh, nhanh chóng tập hợp lại trẻ nhỏ, giữ an toàn cho cả gia đình.

Kỹ năng 2: Để tránh bị ngạt khói, di chuyển bằng cách bò sát mặt đất. Khói bay trong đám cháy có xu hướng bay trên cao. Thực tế cho thấy có rất nhiều vụ cháy, người bị ngạt khí, suy hô hấp do hít nhiều khói rất nhiều. Hít quá nhiều khói rất nguy hiểm, có thể gây đến tử vong. Chính vì vậy việc bò sát mặt đất, dùng khăn ướt sạch bịt mũi, miệng là rất quan trọng.

Khi thoát hiểm, có khói và khí độc, hãy nằm bò và dùng khăn ướt để tránh ngạt khí

Kỹ năng 3: Khi thoát ra ngoài phòng cần bình tĩnh và nhanh chóng di chuyển bằng cầu thang bộ. Khi xảy ra cháy, nổ thường sẽ ngắt hệ thống điện, chính vì vậy mà bạn cần đưa gia đình di chuyển theo hướng cầu thang bộ. Hãy nhớ xác định tầng xảy ra hỏa hoạn để di chuyển nhanh chóng và an toàn.

Kỹ năng 4: Trước khi mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ cửa, mở cửa phải tránh ra một bên để đề phòng lửa tạt. Nếu thấy tay nắm cửa hoặc bề mặt cửa quá nóng, đừng nên mở cửa, đóng cửa lại để cô lập ngọn lửa, tránh lan rộng hơn.

Kỹ năng 5: Trường hợp khói, khí độc ngoài hành lang, không thể di chuyển ra ngoài, hãy xem xét quay lại phòng, dùng chăn ướt hoặc băng dính để bịt kín cửa, tránh khói và khí độc tràn vào phòng. Trong trường hợp này nên ở tại phòng và chờ lực lượng cứu hộ đến hỗ trợ.

Kỹ năng 6: Di chuyển ra ngoài ban công hoặc cửa sổ gọi to, dùng những vật dụng dễ gây chú ý để hô hoán, ra hiệu cầu cứu. Trong trường hợp không thể tiếp cận đội cứu hộ, có thể dùng thang dây, dây thừng loại lớn để trèo xuống, tuy nhiên cần đảm bảo an toàn, bình tĩnh xử lý theo từng tình huống vẫn là điểm lưu ý quan trọng, bạn cần nắm bắt.

Kỹ năng 7: Khi có lực lượng đến cứu, cần bình tĩnh, lắng nghe và làm theo những hướng dẫn. Cứu hộ là đội ngũ có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, vậy nên khi tiếp cận được họ, hãy lắng nghe và làm theo mọi sự chỉ dẫn của họ.

Kỹ năng 8: Trường hợp chưa thể tiếp cận với cửa thoát nạn, hãy tìm những vị trí trú ngụ như ban công hay cửa sổ, những vị trí chưa bị lửa hoặc khói độc tràn tới để lánh nạn và chờ đội ngũ cứu hộ tới. Tuyệt đối không lánh nạn trong nhà vệ sinh.

Kỹ nặng 9: Trường hợp quần áo bị bén lửa, hãy nằm xuống lăn qua lăn lại nhiều vòng để dập tắt lửa. Khi bị bén lửa, đừng cố đến gần nguồn nước, có thể khi tiếp cận bạn đã bị bỏng rồi, hãy nhanh chóng nằm xuống và lăn qua lăn lại các hướng, lửa sẽ dập tắt nhanh chóng. Trường hợp cháy áo ngoài hãy nhanh chóng cởi áo ra.

Ngoài việc nắm chắc những kỹ năng nêu trên, khi xảy ra cháy hãy nhớ kỹ 4 điều sau:

  • Hô hoán, báo động để mọi người biết cháy. Đối với nhà chung cư thì nhanh chóng bấm còi báo động.
  • Ngắt cầu dao điện tổng của cả tòa nhà.
  • Dùng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy trong phạm vi.
  • Gọi ngay 114, đội PCCC đến cứu hộ.

Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kỹ năng để xử lý các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn cho chính bạn và người thân.

10/07/2020
admin
1721

Tin liên quan

Download Hồ sơ năng lực tại đây

VIETLAND.JSC - Cư dân an tâm, Đối tác nâng tầm